Tiềm năng, khó khăn và xu hướng cho Nghề nuôi biển tại Việt Nam

Xác định nghề nuôi biển là 1 hướng đi quan trọng cho lĩnh vực nuôi trồng thủy hải sản ở nước ta. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đặt mục tiêu diện tích Nuôi biển đạt 300,000 hecta, sản lượng đạt 1,750,000,000 tấn tính đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản Nuôi biển đạt 4 tỷ – 6 tỷ đô la Mỹ. Để đạt được điều này, nghề Nuôi biển nước ta cần phải có những bước chuyển mình về kỹ thuật để tận dụng đường biển dài, phát triển nghề nuôi biển công nghiệp, giúp ngư dân ổn định chất lượng nuôi trồng.

Thực trạng và tiềm năng nghề nuôi biển tại Việt Nam

Tính theo dọc bờ biển từ Móng Cái (Quảng Ninh) vào đến mũi Cà Mau, hiện Việt Nam đang sở hữu hơn 3,000 km, cùng với cả nghìn đảo lớn nhỏ khác nhau trên địa phận biển Đông. Với đặc quyền kinh tế rộng hơn 1,000,000 km2 vùng biển và tính đa dạng sinh học biển với ưu thế là biển nhiệt đới, nghề nuôi biển Việt Nam còn quá nhiều tiềm năng lớn. Đứng trước 1 lợi thế lớn lao như vậy, ngành thủy hải sản của chúng ta đã ghi nhận với thực trạng như sau:

  • Diện tích nuôi biển tăng từ 38.800 ha lên 246.000 ha trong 7 năm kể từ năm 2010 đến năm 2017
  • Sản lượng tăng từ 156.000 tấn lên đến 377.000 tấn, gấp 2.5 lần trong 7 năm đó.

Trong đó, nghề Nuôi biển tập trung phát triển vũ bão tại 1 số tỉnh tiềm năng như Kiên Giang, Quảng Ninh, Khánh Hòa… Đây được biết là những vùng áp dụng công nghệ kỹ thuật nuôi biển cao cấp với những mô hình Nuôi biển quy mô lớn và rất lớn.

Nghề nuôi biển đang phát triển mạnh tại 1 số tỉnh như Quảng Ninh, Khánh Hòa, Kiên Giang.

Nghề nuôi biển đang phát triển mạnh tại 1 số tỉnh như Quảng Ninh, Khánh Hòa, Kiên Giang.

Ở nước ta, các loại thủy hải sản chính hiện đang được đưa vào nuôi biển với tính phù hợp cao bao gồm cá: cá song, cá gió, cá chẽm, tôm hùm, cá vược, cua, ngao, hàu, tu hài, rong biển… (bao gồm 1 số loại cá biển, loài giáp xác, loài nhuyễn thể).

Bên cạnh tiềm năng và những thành tựu phát triển đã đạt được, chúng ta vẫn phải nhìn nhận rằng, nghề Nuôi biển Việt Nam hiện đang ở giai đoạn bắt đầu với trình độ thấp và rải rác ở ven bờ, quy mô tự phát. Chính bởi vậy, nghề Nuôi biển nước ta vẫn đang còn phải chịu nhiều rủi ro và thách thức, dễ chịu nhiều tác động từ môi trường, chưa có sức chống chịu với bão quét hay tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu.

Những khó khăn với nuôi biển

Có từ khá lâu từ những năm 60, nuôi trồng thủy hải sản ở nước ta thường tự phát với quy mô nhỏ, quy mô gia đình – làng xã và giá trị kinh tế thấp. Đây chỉ được coi như là 1 nghề sản xuất tự cấp, tự phát. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn khuyến khích phát triển theo hướng kỹ thuật tiên tiến, phát triern bền vững. Trong đó, nghề Nuôi biển được đánh giá có hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn do năng suất cao mà lại ít gây hại tới môi trường biển nói chung. Tính đến nay, dù đã trải qua quá trình phát triển đang kể, nhưng nghề Nuôi biển ở Việt Nam vẫn được cho là chưa tương xứng với tiềm năng.

Những khó khăn hiện hữu với nghề Nuôi biển Việt Nam hiện nay:

  • Hoạt động nuôi biển vẫn đang được phát triển ở nhiều nơi theo kiểu tự phát, phá vỡ quy hoạch chung, ảnh hưởng đến hoạt động chung của ngành và vùng.
  • Nguồn giống của Việt Nam vẫn chưa đa dạng, mới chỉ là 1 số giống cá biển nhân tạo, cung vẫn đang chủ yếu từ nhập khẩu, chất lượng chưa đượch đảm bảo.
  • Theo hướng nuôi biển truyền thống với các mô hình lồng bè thô sơ, việc cung cấp thức ăn vẫn còn hạn chế, chủ yếu là cá tạp, cá bột. Với 1 nguồn thức ăn phụ thuộc vào tự nhiên như vậy dễ dẫn đến nguồn thức ăn không bên vững, và cá tươi sử dụng làm thức ăn cũng để lại những tác hại nhất định đến môi trường.
  • Phần lớn hạ tầng, hệ thống lồng bè truyền thống của nghề Nuôi biển tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu tính quy hoạch, chỉ phù hợp nuôi trồng gần bờ. Với hệ thống lồng bè này, nghề Nuôi biển vẫn thường xuyên phải đối mặt với những thách thức khi môi trường xung quanh giảm chất lượng hay bị ô nhiễm, bấp bênh.
  • Các hệ thông lồng bè Nuôi biển chuyên nghiệp, hiệu quả quản lý cao, cho năng suất tốt vẫn chưa được phổ biến rộng rãi và đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc. Tính đến nay, đa số các dự án quy mô vừa và lớn mới ứng dụng các hệ thống nuôi trồng thủy hải sản cao cấp từ ống HDPE.

Chiến lược phát triển bền vững nào là phù hợp

Hướng đến phát triển bền vững nghề Nuôi biển, nghề cá, mang lại bước đột phá cho ngành thủy hải sản Việt Nam. Để làm được điều này, nghề Nuôi biển cần:

Chuyển dịch Nuôi biển từ gần bờ ra xa bờ, khu vực đảo để phát triển bền vững.

Chuyển dịch Nuôi biển từ gần bờ ra xa bờ, khu vực đảo để phát triển bền vững.

  • Chuyển dịch Nuôi biển thủ công sang Nuôi biển công nghiệp, áp dụng các kỹ thuật công nghệ hiện đại của Thế giới.
  • Chuyển dịch từ nuôi trồng ven bờ sang nuôi biển xa bờ, hải đảo để tận dụng tối đa lợi thế địa lý sát biển.
  • Khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp, các dự án lồng bè nuôi biển quy mô lớn.
  • Đặt vấn đề bảo vệ môi trường lên hàng đầu.

Các chuyên gia đã nêu ra rằng việc đưa công nghệ 4.0 vào nghề Nuôi biển sẽ giúp cải thiện chất lượng quản lý, tăng năng suất nuôi trồng. Từ đó, các sản phẩm từ Nuôi biển của nước ta mới đảm bảo về năng suất, chất lượng để đáp ứng xuất khẩu tới các thị trường khó tính nhất.

Giới thiệu lồng bè làm từ chất liệu HDPE, góp phần phát triển bền vững cho ngành

Giải quyết được các khó khăn, cũng như đáp ứng chính xác các nhu cầu để phát triền bền vững nghề Nuôi biển Việt Nam, hệ thống lồng bè HDPE đang làm mưa làm gió thị trường bởi tính ưu việt vượt trội. Học tập từ công nghệ tiên tiến của Đan Mạch và Thụy Điển, các chủ đầu tư, chủ dự án nuôi trồng thủy hải sản trên cả nước đang dần tìm hiểu để đưa lồng bè HDPE vào các dự án quy mô vừa và nhỏ.

Ống nhựa HDPE SuperPlas tại dự án lồng bè Nha Trang - Khánh Hòa.

Ống nhựa HDPE SuperPlas tại dự án lồng bè Nha Trang – Khánh Hòa.

Với các loại lồng bè từ ống nhựa HDPE, việc nuôi biển xa bờ, tận dụng diện tích kinh tế biển rộng rãi không còn là khó khăn. Bởi lồng HDPE vừa đảm bảo về tính an toàn cho môi trường biển, lại vừa có khả năng thích ứng trước gió bão mạnh. Hơn nữa, lồng HDPE giúp tăng khả năng quản lý hệ thống nuôi trồng, tự động hóa nhiều khâu, tiết kiệm sức người và tăng năng suất nuôi trồng thủy hải sản. Đọc thêm về lồng bè HDPE tại đây: https://truongphatplastic.com.vn/long-ca-hdpe-cong-nghe-cao-cap/

Ống nhựa HDPE SuperPlas mang lại hỗ trợ lớn cho các dự án lồng bè

Ống nhựa HDPE SuperPlas được sản xuất và phân phối bởi 1 trong các công ty uy tín hàng đầu trong ngành nhựa. Với sản lượng lên tới 200,000 tấn hàng mỗi năm, Nhựa Super Trường Phát luôn được các Đối tác tin tưởng sử dụng sản phẩm vào các dự án của mình. Từ năm 2018, nắm bắt xu hướng phát triển bền vững của ngành nuôi biển, Super Trường Phát tập trung sản xuất ống nhựa HDPE chuyên cho thị trường lồng bè với chất lượng cam kết trên từng mét ống.

Ngoài ra, các dự án lồng bề trên cả nước luôn nhận được sự ưu đãi lớn từ Super Trường Phát trong suốt quá trình đưa ống nhựa HDPE SuperPlas vào nuôi trồng thủy hải sản. Chúng tôi hỗ trợ các chủ dự án, chủ đầu tư trên cả nước về kỹ thuật lắp đặt, vận chuyển và giá thành tốt nhất thị trường. Liên hệ để được tư vấn chi tiết: 0989.65.8182

Ống HDPE SuperPlas luôn hỗ trợ các chủ dự án, chủ đầu tư trong lĩnh vực Nuôi biển với chính sách tốt nhất.

Ống HDPE SuperPlas luôn hỗ trợ các chủ dự án, chủ đầu tư trong lĩnh vực Nuôi biển với chính sách tốt nhất.