Nuôi cá rô phi xuất khẩu đang là cơ hội lớn cho ngành thủy hải sản Việt Nam. Ở các thị trường như châu Âu và Mỹ, thịt cá rô phi được ưa chuộng bởi thịt trắng, dai, thơm ngon và không có xương dăm. Với điều kiện môi trường nước ta, nuôi cá rô phi quy mô lớn để xuất khẩu không phải điều khó khăn. Đây thực sự là 1 cơ hội vàng cho các chủ dự án, chủ đầu tư tìm hiểu và áp dụng các kỹ thuật nuôi cá rô phi quy mô lớn, chất lượng cao, đạt sản lượng xuất khẩu đi các thị trường khó tính.
Từ năm 2004, phong trào nuôi cá rô phi xuất khẩu đã được phát triển trong ngành nuôi trồng thủy sản. Thời gian này, các chủ dự án tập trung vào việc đa dạng hóa, đảm bảo cá nuôi có kỹ thuật tốt, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Mức độ tiêu thụ cá rô phi trên toàn cầu luôn tăng trưởng và đạt con số trên 13% / năm. Theo dự đoán của các chuyên gia trong ngành, tốc độ tiêu thụ loại cá này sẽ còn tiếp tục tăng lên, và có thể đạt 20 tỷ USD vào năm 2030. Thế nhưng, hiện nay, ngành hàng cá rô phi xuất khẩu của Việt Nam chỉ chạm tới 20 triệu USD / năm, là 1 con số nhỏ trong tiềm năng tiêu thụ khổng lồ.
Thị trường xuất khẩu cá rô phi là cơ hội vàng cho các nhà đầu tư thủy hải sản tại Việt Nam.
Tận dụng tiềm năng này, 1 số các doanh nghiệp lớn trong nước đã đầu tư những mô hình nuôi trồng cá rô phi xuất khẩu với tiêu chuẩn cao, cho chất lượng tốt, tối ưu hóa trong khâu quản lý bằng việc đưa công nghệ cao, hiện đại, chuyên nghiệp vào nuôi trồng. Hãy cùng học hỏi mô hình nuôi trồng này:
Mục lục
Chọn lựa lồng bè nuôi cá rô phi tối ưu:
- Cá rô phi thường được nuôi trong môi trường nước ngọt, nước lợ, đáy vùng thường là đất pha cát, hoặc đất bùn. Diện tích nuôi cá rô phi thường từ 1000m2 đến 1500m2, sâu từ 1,5 đến 1,8m.
- Môi trường nuôi cá rô phi tốt nhất thường là các nguồn nước sông, gần sông, ngòi sạch sẽ. Đối với việc nuôi cá lồng, nguồn nước cần sạch sẽ để cá không dễ bị nhiễm bệnh.
- Các yếu tố về môi trường như lượng oxy, lượng PH cần đáp ứng được để khu vực lồng nuôi cá rô phi cần đạt điều cần thoáng mát, dễ cải tạo.
- Hiện nay các lồng cá tròn từ chất liệu nhựa HDPE đang được các doanh nghiệp chuyên nghiệp đưa vào sử dụng. Với các lồng cá từ ống HDPE, sản lượng cá có thể đạt 50 tấn cá cho mỗi vụ. Được biết đây là mô hình lồng nuôi cá rô phi hiện đại nhất với công nghệ từ Na Uy. Lồng cá này phù hợp với các dự án nuôi cá rô phi xuất khẩu bởi đưa công nghệ vào quản lý, giúp việc nuôi cá cho hiệu quả lớn hơn rất nhiều.
Lồng nuôi cá rô phi xuất khẩu tại Hòa Bình đang được học hỏi.
Lựa chọn giống cá rô phi cho kích thước đồng đều:
Được biết rô phi là giống cá vô cùng dễ nuôi, chi phí ít tốn kèm, không làm ảnh hưởng xấu tới môi trường nuôi trồng, mà nhu cầu tiêu thụ lại lớn. Chưa kể sức sống cao, cá rô phi có thể được nuôi trồng và phát triển tốt ở nhiều môi trường khác nhau cả môi trường nước ngọt, lẫn môi trường nước lợ, nuôi theo thâm canh, bán thâm canh, quảng canh, luân canh… Điều đặc biệt là nuôi cá rô phi trong lồng thường không đòi hỏi yếu tố kỹ thuật cao, chi phí thức ăn cũng không lớn.
Tuy nhiên, đối với dòng rô phi xuất khẩu, các nhà đầu tư cần lựa chọn con giống tốt, nhập khẩu từ nước ngoài để đảm bảo cá thu hoạch được đồng đều. Áp dụng các công nghệ về chọn giống gia đình, tránh cận huyết, cá rô phi có thể tránh được 1 số bệnh, cá được khỏe và cho thịt ngon hơn, tăng tỉ lệ phi lê cho xuất nhập khẩu. Đặc biệt hơn với thị trường xuất khẩu, các sản phẩm luôn bị kiểm tra kỹ lưỡng từ nguồn gốc con giống, đến nguồn gốc thức ăn chăn nuôi… Bởi vậy, việc lựa chọn cá giống có nguồn gốc tốt là vô cùng quan trọng.
Ở các tỉnh phía Bắc nước ta, vụ cá rô phi là cuối tháng 3 sang đầu tháng 4, đến tháng 10 hoặc tháng 11 có thể thu hoặc cá (tránh thời tiết giá lạnh khắc)
Lựa chọn thức ăn cho sản lượng cá ổn định:
Hàng tuần, cá đều được kiểm tra sức khỏe: kiểm tra độ béo, độ gày, mức độ dày mình của con cá. Đảm bảo cá không quá béo, không quá gày, cá không bị mỡ, cần chắc thịt. Áp dụng các đặc điểm sinh học của cá rô phi để cho cá ăn đủ lượng, đủ no, đủ dinh dưỡng. Bởi vậy, thức ăn cho cá rô phi nuôi xuất khẩu cũng cần được lựa chọn kỹ lưỡng.
Thức ăn cho cá rô phi xuất khẩu đòi hỏi là thức ăn công nghiệp, phải có tỷ lệ bột, đạm, các chất vi lượng đầy đủ, cân bằng. Thông thường có thể cho cá ăn 2 lần / 1 ngày vào lúc 8h và 16h mỗi ngày. Một bí quyết để cho lượng thức ăn vừa đủ đó là kiểm tra cá hàng tuần, lượng thức ăn rơi vào khoảng 7% trọng lượng cá nuôi trong lồng và xem thức ăn có được ăn hết mỗi ngày hay không.
Cách quản lý và vận hành lồng nuôi cá rô phi:
Với lồng cá HDPE tiên tiến, việc quản lý và vận hành lồng nuôi được tự động hóa 1 phần. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần quan tâm đến các yếu tố sau:
Mô hình nuôi cá rô phi xuất khẩu hiệu quả từ doanh nghiệp lớn.
- Thay đổi lượng nước theo tuần để phù hợp với độ lớn của cá. Cá rô phi thường được nuôi với mật độ dày nên lượng nước cần đảm bảo để cá có đủ môi trường.
- Cần kiểm tra môi trường sống của cá và tình trạng sức khỏe cân nặng của cá thường xuyên hàng tuần.
Nhựa Super Trường Phát đồng hành cùng các dự án nuôi cá xuất khẩu trên cả nước
Hiện nay, thị trường nuôi cá xuất khẩu tại Việt Nam đã dần dịch chuyển từ mô hình lồng nuôi truyền thống sang mô hình lồng nuôi HDPE Na Uy. Super Trường Phát là doanh nghiệp hàng đầu sản xuất và phân phối ống nhựa HDPE không chỉ tại Việt Nam, mà còn cho các thị trường nước ngoài đầy khắt khe. Đối với ngành xuất khẩu thủy hải sản, ống HDPE SuperPlas đã và đang đồng hành, hỗ trợ các chủ đầu tư, chủ dự án, chủ doanh nghiệp. Hợp tác với Super Trường Phát, Quý đối tác luôn được đảm bảo về chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Liên hệ đội ngũ tư vấn Super Trường Phát để có thêm thông tin chi tiết: 0989658182