Giàn nuôi hàu HDPE tại đảo Phất Cờ, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh có nhiều ưu điểm vượt trội. Sử dụng giàn nuôi này giúp tăng năng suất, hiệu quả nuôi trồng. Đồng thời, tiết kiệm chi phí về lâu dài. Nhựa Super Trường Phát tự hào là nhà cung cấp và phân phối sản phẩm nuôi biển tại Quảng Ninh.
Mục lục
Ưu điểm của giàn nuôi hàu HDPE so với giàn truyền thống
Giàn nuôi hàu HDPE ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong ngành thủy sản. Đó là nhờ vào những ưu điểm vượt trội so với các loại giàn truyền thống làm từ gỗ, tre hoặc kim loại. Việc sử dụng giàn HDPE giúp tối ưu hóa quá trình nuôi trồng, Đồng thời, còn mang lại hiệu quả kinh tế lâu dài, thân thiện với môi trường và bền bỉ trong điều kiện khắc nghiệt.
Độ bền cao, chịu được môi trường biển khắc nghiệt
Giàn nuôi hàu HDPE được làm từ nhựa High-Density Polyethylene (HDPE). Đây là một loại vật liệu có độ bền cơ học cao, khả năng chống ăn mòn tốt và không bị ảnh hưởng bởi nước biển. Trong khi các loại giàn gỗ hoặc kim loại dễ bị mục nát, gỉ sét do môi trường muối mặn và sóng biển, giàn HDPE có thể duy trì chất lượng ổn định trong nhiều năm mà không cần bảo trì thường xuyên. Điều này giúp người nuôi giảm đáng kể chi phí sửa chữa và thay thế, Đồng thời đảm bảo sự an toàn cho quá trình nuôi trồng.
Giàn nuôi hàu HDPE an toàn sinh học, không ảnh hưởng đến chất lượng hàu
Một trong những ưu điểm nổi bật của giàn nuôi hàu HDPE là tính an toàn sinh học. Vật liệu HDPE không chứa hóa chất độc hại, không tiết ra kim loại nặng hay tạp chất có thể gây ô nhiễm nguồn nước. Điều này giúp duy trì môi trường nước sạch, tạo điều kiện tối ưu cho hàu phát triển khỏe mạnh. Từ đó, tránh nguy cơ nhiễm khuẩn hoặc hấp thụ các chất độc hại từ giàn nuôi. Nhờ đó, hàu nuôi trong hệ thống giàn HDPE có chất lượng tốt hơn. Đồng thời, có thể đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm để xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Giàn nuôi hàu HDPE dễ dàng lắp đặt, vận hành và bảo trì
So với giàn gỗ hay kim loại, giàn HDPE có thiết kế linh hoạt và trọng lượng nhẹ hơn. Điều này giúp việc lắp đặt và vận hành trở nên đơn giản hơn. Người nuôi có thể dễ dàng di chuyển, mở rộng quy mô hoặc điều chỉnh vị trí giàn theo điều kiện thủy văn. Ngoài ra, giàn HDPE không yêu cầu bảo trì phức tạp. Khách hàng chỉ cần vệ sinh định kỳ để loại bỏ rong rêu và sinh vật bám trên bề mặt. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, công sức và giảm chi phí vận hành đáng kể.
Giàn nuôi hàu HDPE tiết kiệm chi phí dài hạn
So với giàn gỗ hay tre, chi phí ban đầu của giàn HDPE cao hơn. Thế nhưng, xét về hiệu quả kinh tế lâu dài, đây là sự lựa chọn tối ưu. Bởi, giàn nuôi hàu HDPE có tuổi thọ lên tới 20 – 30 năm. Giàn này cũng rất ít khi bị hư hỏng, giúp tiết kiệm chi phí cho người dân. Chưa kể, giàn HDPE còn có thể tái sử dụng. Từ đó, tối ưu hóa lợi nhuận cho người nuôi.
Thân thiện với môi trường, giảm thiểu rác thải đại dương
Vấn đề ô nhiễm nhựa đại dương đang trở thành một thách thức lớn đối với ngành thủy sản. Việc sử dụng giàn nuôi hàu HDPE góp phần giảm thiểu rác thải từ giàn gỗ mục nát hoặc lưới nhựa kém chất lượng bị trôi dạt trên biển. Bên cạnh đó, HDPE là vật liệu có thể tái chế, giúp bảo vệ hệ sinh thái biển. Đó là lý do vì sao người ta dùng giàn HDPE để hướng đến nuôi trồng thủy sản bền vững.
Nhờ những ưu điểm vượt trội trên, giàn nuôi hàu HDPE đang dần trở thành giải pháp tối ưu cho các hộ nuôi trồng thủy sản. Nó giúp nâng cao năng suất, đảm bảo chất lượng sản phẩm và phát triển bền vững trong ngành.
Xem thêm: Dự án giàn nuôi hàu ở Quảng Yên
Giàn nuôi hàu HDPE tại huyện Phất Cờ
Vân Đồn là vùng nuôi thủy sản lớn của Quảng Ninh. Nhiều năm gần đây, lồng bè, giàn từ nhựa HDPE đang được sử dụng rộng rãi thay cho gỗ và phao xốp. Anh Nguyễn Sỹ Bình (Chủ bè nuôi cá khu vực đảo Phất Cờ) cho biết: Nhựa HDPE có tuổi thọ hơn 30 năm. Nó không dễ dàng bị phá vỡ khi bão to gió lớn. Một lồng bè HDPE có thể nuôi đến 30 tấn cá/vụ tùy vào công nghệ nuôi. Tổng sản lượng có thể đạt tới gần 200 tấn/năm. Điều đó giúp giảm chi phí đầu tư, tăng giá trị kinh tế.
“Ngư dân mơ ước đảm bảo được thành quả lao động. Vật liệu nhựa HDPE chịu được sóng gió cấp 12, thân thiện và cải thiện môi trường. Từ tháng tới gia đình sẽ tăng lên 2.000 – 3.000 mét vuông rồi dần từng bước mở rộng, thay thế toàn bộ lồng bè bằng nhựa HDPE”, anh Bình chia sẻ.

Xem thêm: Giải pháp lồng nuôi hải sản cho thích ứng biến đổi khí hậu – Lồng nhựa HDPE