CEO Hải Bình trên báo An ninh biên giới: “Tạo cảm xúc dạt dào với nuôi biển công nghệ cao”

Báo Biên Phòng số 24, ngày 12/06/2022 đã thực hiện một bài phỏng vấn với TGĐ Tập đoàn Nhựa Super Trường Phát – Bà. Nguyễn Thị Hải Bình về Công nghệ nuôi biển. Trong bài viết Chuyên gia Nguyễn Thị Hải Bình đã có những chia sẻ về hành trình tiên phong của Super Trường Phát khi là doanh nghiệp đầu tiên đưa vật liệu bền vững vào nuôi biển. Đặc biệt giới thiệu các dự án đầu tư nuôi biển quy mô sắp triển khai của Tập đoàn STP.

trang trại nuôi biển super trường phát

“Ở nước ta, trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có hàng chục ngàn hợp tác xã, doanh nghiệp cùng liên kết sản xuất ra sản phẩm. Còn nuôi trồng thủy sản trên biển chỉ có một vài hợp tác xã ra đời. Tập đoàn nhựa Super Trường Phát đã và đang cùng bà con ngư dân ở một số nơi tạo lập chuỗi liên kết, để đưa giải pháp khoa học công nghệ cao vào nuôi trồng, giải quyết tốt tiêu thụ sản phẩm, tăng lợi nhuận” – Bà. Nguyễn Thị Hải bình trả lời phóng viên Báo biên phòng.

Tập đoàn nhựa Super Trường Phát đã tiên phong đổi mới công nghệ, nhập khẩu nguyên liệu hạt nhựa nguyên sinh từ Hàn Quốc, Arab… sản xuất vật liệu nổi HDPE chuyên cho nuôi biển. Đồng thời đang xây dựng những mô hình nuôi biển tiêu chuẩn ở Quảng Ninh, Hải Phòng,… Từ đó, người dân & doanh nghiệp thấy cần thiết phải chuyển đổi từ lồng bè bằng tre, gỗ sang lồng HDPE chắc chắn, tuổi thọ cao.

“Tất cả mọi quốc gia trên thế giới khi bắt đầu triển khai nuôi biển quy mô công nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn về cơ chế chính sách, nảy sinh nhiều vấn đề thực tiễn, tính hiệu quả chưa rõ ràng. Rút kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước, ở nước ta, người dân, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương cần ngồi lại với nhau bàn bạc thấu đáo, cùng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Từ đó mới tạo cảm xúc dạt dào với nuôi biển công nghệ cao”. Bà Nguyễn Thị Hải Bình nhấn mạnh.

Hiểu đầy đủ thông tin, chọn đúng sản phẩm

– Bà đã từng phát biểu “Luôn gặp khó khăn trong việc tạo lập hệ chuỗi bền vững nuôi biển”. Cụ thể đó là những khó khăn gì?

– Chương trình nuôi biển quy mô công nghiệp mới bắt đầu ở Việt Nam. Rất khó để một số ngư dân tỉnh Khánh Hòa hoặc Bình Định bỏ ra 100-300 tỷ đồng để nghiên cứu công nghệ, đầu tư nuôi biển, kết hợp du lịch. Các doanh nghiệp Việt Nam nếu chỉ đứng nhìn, suy nghĩ, đắn đo thì không thể làm thay đổi căn bản nuôi biển quy mô công nghiệp. Cần phải có những doanh nghiệp đi tiên phong mở đường, ứng dụng các công nghệ mới vào nuôi biển.

Làm một trang trại nuôi biển quy mô công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, có thể tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng, nên cần liên kết giữa nhiều doanh nghiệp để cùng làm. Tại Khánh Hòa, đã có doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trên 4.000 tỷ đồng cho nuôi cá biển, đằng sau công ty có nhiều doanh nghiệp Việt Nam cung cấp vật liệu. Chủ trương phát triển của Chính phủ ta về nuôi biển đã rõ ràng, khi triển khai thực triễn ở môt số địa phương đã gặp một số rào cản, làm giảm sự nhiệt huyết của nhiều doanh nghiệp, gây khó khăn trong việc tạo lập hệ chuỗi bền vững nuôi biển.

– Vốn đầu tư ban đầu cho nuôi biển quy mô công nghiệp chiếm khá lớn, do mua công nghệ chiếm khá lớn, do mua công nghệ của Na uy với giá đắt. Vậy, theo bà làm thế nào để người nuôi biển giảm giá thành xuống mức thấp nhất có thể, nhưng vẫn đảm bảo độ chắc chắn của lồng bè?

– Đây là câu hỏi được nhiều người dân và doanh nghiệp đặt ra đầu tiên khi đầu tư nuôi biển theo công nghệ cao. Hiện nay Tập đoàn nhựa Super Trường Phát đã nhập khẩu sản phẩm nguyên liệu hạt nhựa, để sản xuất ra sản phẩm HDPE chuyên cho nuôi biển. Chỉ cần đặt phép tính đơn giản, giá vận chuyển toàn bộ vật tư, lồng nuôi biển từ NaUy về Việt Nam với quãng đường rất xa, chi phí logistic, giá thương hiệu đắt và nhiều chi phí khác. Đội giá thành cao hơn 50% so với mua sản phẩm cùng loại ở trong nước. Người dân và doanh nghiệp cần hiểu đầy đủ thông tin, chọn mua đúng sản phẩm. Đây cũng là thông tin cần thiết cho Tổng cục thủy sản và các địa phương làm căn cứ khi ban hành tiêu chuẩn quốc gia và địa phương về nuôi biển.

Dẫn chứng cụ thể, Công ty TNHH Thủy sản Australis Việt Nam đã đầu tư trên  200 triệu USD nuôi cá chẽm quy mô công nghiệp lớn nhất Đông Nam Á tại Vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Trước đây công ty này mua 100% nguyên liệu ống từ NaUy, hiện nay công ty chuẩn bị mở rộng nuôi cá ở vùng biển Kiên Giang. Ông Josh Goldman, CEO Công ty TNHH Thủy sản Australis Việt Nam và tôi đã ký biên bản về việc cung cấp hạ tầng nuôi biển cho Công ty Australis trong thời gian tới.

Áp dụng khoa học công nghệ để tăng giá trị sản xuất

– Nước ta chưa ban hành được tiêu chuẩn quốc gia về nuôi biển, nó có ảnh hưởng như thế nào trong hoạt động đầu tư, nuôi trồng thủy sản của người dân và doanh nghiệp? 

– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang trong quá trình xây dựng và cho ra đời tiêu chuẩn quốc gia về nuôi biển. Thời gian vừa qua, chưa ban hành được tiêu chuẩn quốc gia về nuôi biển, dẫn tới chính quyền một số địa phương lúng túng trong việc thẩm định dự án nuôi biển, còn “neo” chưa cấp phép. Ngân hàng không có căn cứ làm tiêu chuẩn để cho doanh nghiệp vay vốn đầu tư nuôi biển quy mô công nghiệp.

Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên trong cả nước đã ban hành quy định tiêu chuẩn nuôi biển của địa phương. Dựa vào tiêu chuẩn này, công ty chúng tôi đã bắt tay với người dân cùng đầu tư và thúc đẩy các hoạt động nuôi trồng tại Hợp tác xã Phất Cờ, huyện Vân Đồn. Vận hành hợp tác xã theo hướng liên kết các hộ nuôi thủy sản trong vùng, để cùng doanh nghiệp áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ vào nuôi trồng, thực hiện nuôi đa canh, đa loài, tăng lợi nhuận cao. Từ hợp tác xã mẫu này, chúng tôi sẽ phát triển ra nhiều hợp tác xã ở vùng biển miền Trung, hình thành hệ sinh thái nuôi biển kiểu mẫu.

– Bà có những đề xuất nào để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn?

– Hàng năm, Nhà nước đã đầu tư phát triển kinh tế biển khá nhiều tiền. Riêng trong lĩnh vực nuôi biển, cần có cơ chế cho phép các đơn vị, doanh nghiệp tư nhân được tham gia đấu thầu trực tiếp các dự án nghiên cứu, sản xuất con giống nuôi. Cách làm này sẽ tạo được sự cạnh tranh giữa đầu tư công và đầu tư tư, thúc đẩy ứng dụng công nghệ tiên tiến, tạo ra sản phẩm chất lượng cao.

Bài học thành công nuôi biển quy mô công nghiệp của NaUy là do có chiến lược truyền thông trong và ngoài nước hiệu quả. Vì vậy, nước ta cần có chương trình truyền thông bài bản, thống nhất trên toàn quốc, để người dân hiểu, đồng thuận, thu hút vốn đầu tư và công nghệ từ nước ngoài. Đồng thời, giải thích cho người tiêu dùng trên thế giới biết những sản phẩm của đất nước ta đang sản xuất, để mở rộng thị trường tiêu thụ.

– Trân trọng cảm ơn bà!

báo biên phòng nuôi biển
Trang báo phỏng vấn TGĐ Tập đoàn Super Trường Phát