Nuôi trồng thủy sản – Các hình thức phổ biến nhất hiện nay

Với tỷ trọng lên tới 56% trong toàn ngành nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản đã và đang mang lại 1 nguồn kinh tế vô cùng lớn. Bởi vậy, việc áp dụng công nghệ cao và các mô hình nuôi trồng thủy sản tiên tiến đang ngày càng được chú ý, coi trọng. Các phương thức nuôi trồng thủy sản phổ biến nhất hiện nay bao gồm những hình thức nào?

1. Nuôi trồng thủy sản trong ao với quy mô nhỏ, dễ thực hiện

Nuôi trồng thủy sản tự phát, quy mô gia đình với các cách thức đơn giản, dễ làm, dễ mua. Đây được coi là hình thức truyền thống, và có từ rất lâu ở Việt Nam. Các hộ gia đình theo nông nghiệp với mô hình Vườn – Ao – Chuồng thường có 1 ao nhỏ để thả các loại thủy sản nước ngọt. Đây cũng là hình thức nuôi trồng thủy sản phổ biến và được sử dụng nhiều nhất tại nước ta do đặc tính quang canh lâu đời.

  • Ưu điểm của hình thức này là không cần kỹ thuật cao, không cần bỏ nhiều vốn, dễ dàng thực hiện, và có thể làm rộng rãi.
  • Nhược điểm: với quy mô nhỏ, và kỹ thuật đơn giản, nuôi thủy sản trong ao luôn chỉ cho sản lượng rất thấp, và nhiều khi phụ thuộc lớn vào diện tích to / nhỏ của ao.

Nuôi trồng hải sản quy mô nhỏ

Nuôi hải sản quy mô nhỏ trên ao là thói quen của người Việt Nam.

2. Nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè cho khu vực đảo, vịnh, biển

Hình thức nuôi thủy hải sản bằng lồng bè đang ngày càng trở lên phổ biến do tính đa dạng, có thể ứng dụng tại nhiều dạng thủy vực. Dù ở các dạng địa hình nông sâu khác nhau như vịnh, đảo, hay biển, nuôi thủy hải sản bằng lồng bè cũng vẫn có thể phát huy tác dụng. Bắt đầu từ năm 2013, các loại lồng bè đã được sử dụng nhiều, rộng rãi tại các vùng miền, mang loại hiệu quả nuôi trồng rất tốt. Với các mặt nước có độ sâu từ 3m trở lên, nuôi trồng thủy hải sản bằng lồng bè có thể áp dụng cho cả phương pháp thâm canh và bán thâm canh.

  • Ưu điểm của hình thức này là ở tính đa dạng hóa, ứng dụng được trên nhiều dạng địa hình và cho sản lượng cao, đáp ứng được các dự án quy mô lớn.
  • Nhược điểm: cần có kỹ thuật tốt để xây dựng khu vực nuôi trồng với lồng bè, đặc biệt với các loại lồng bè cao cấp và hiện đại, có công nghệ châu Âu.

Hiện nay, các ngư dân và các chủ dự án nuôi thủy hải sản đã đưa vào sử dụng 2 loại lồng bè sau: lồng bè truyền thống từ gỗ và thùng nhựa, lồng bè từ ống HDPE cao cấp.

2.1 Các loại lồng bè truyền thống

Lồng bè truyền thống được các ngư dân và các chủ dự án áp dụng từ rất lâu, với các nguyên liệu chính như gỗ, tre, phao nhựa nâng lồng, sắt. Cũng theo đó, lồng thủy hải sản truyền thống gồm có khung lồng bằng tre, khung lồng bằng sắt, khung lồng bằng gỗ hay lồng lưới. Cho đến nay, các loại lồng này vẫn đang được sử dụng nhiều nhất tại nước ta. Tuy chưa phải phương án tối ưu, nhưng lồng cá truyền thống vẫn mang lại tính hiệu quả, cho năng suất nuôi trồng cao.

Tuy nhiên, là phương pháp nuôi trồng thủy hải sản có từ lâu đời trên thế giới, nên lồng bè truyền thống vẫn có những hạn chế nhất định như:

  • Lồng bè từ gỗ và tre dễ mục, mốc, gây ô nhiễm môi trường và phá vỡ cấu trúc kiên cố cần có của các loại lồng cá.
  • Lồng bé từ sắt tuy kiên cố hơn, nhưng nặng nề, khó vận chuyển, không an toàn với môi trường, dễ bị oxy hóa, ăn mòn nước biển …

Lồng bè nuôi trồng thủy hải sản bằng khung gỗ.

Lồng bè nuôi trồng thủy hải sản bằng khung gỗ.

Nhìn chung, với định hướng bảo vệ môi trường nước, môi trường biển hiện nay, các loại lồng bè truyền thống sẽ sớm bị thay thế.

2.2 Lồng bè cao cấp từ ống nhựa HDPE

Tuy chưa được sử dụng rộng rãi, nhưng lồng bè cao cấp HDPE đã và đang được các chủ dự án quy mô vừa và lớn đặc biệt quan tâm. Đây là loại lồng cá được sử dụng các mô hình nuôi trồng thủy hải sản hiện đại từ các nước châu Âu như Na Uy, Thụy Điển, yêu cầu các chủ dự án cần có sự đầu tư tìm hiểu áp dụng và đầu tư tài chính.

Phù hợp với hướng phát triển các mô hình nuôi trồng thủy hải sản bền vững, các lồng cá HDPE cao cấp mang nhiều ưu điểm vượt trội mà cho đến nay vẫn đang là mô hình số 1 trên Thế giới:

  • Vật liệu có độ bền, tuổi thọ siêu cao, gấp 20 – 30 lần so với các vật liệu truyền thống.
  • Chất liệu HDPE có khả năng chống ăn mòn từ muối biển, chống ăn mòn từ các tác động môi trường và kháng tia UV cực tốt.
  • Với tính mềm dẻo, lồng bè từ ống HDPE hoàn toàn có thể thích ứng với nhiều loại địa hình, địa chất khác nhau.
  • Vật liệu HDPE thân thiện với môi trường, đảm bảo giữ được độ sạch cho nước.
  • Lồng bè từ ống HDPE có thể sử dụng tại các khu vực hồ thủy điện có mực nước sâu.
  • Tối ưu chi phí đầu tư với công suất hoạt động và sản lượng cao.

Lồng bè ống nhựa HDPE SuperPlas

Lồng bè nuôi trồng thủy hải sản từ ống nhựa HDPE SuperPlas

Một trong những ưu điểm lớn khi sử dụng lồng bè HDPE đó là giá thành sản phẩm này trên thị trường hiện nay đã giảm rất nhiều. Thay vì phải nhập khẩu nguyên hệ thống lồng bè từ nước ngoài, các chủ dự án đã có thể tự mình thực hiện bằng cách học hỏi kỹ thuật, thuê các nhà thi công trong nước và mua trực tiếp nguyên vật liệu và ống HDPE từ các nhà sản xuất trong nước. Đọc thêm về xu hướng dùng lồng cá từ ống HDPE tại Quảng Ninh.

3. Nuôi thủy sản với hình thức chắn sáo, đăng quầng trên hồ thủy điện, đầm phá

Đăng quầng hay chắn sáo là hình thức nuôi trồng thủy hải sản được dùng khá nhiều trên các hồ thủy điện hay trên các vùng đầm, các vùng phá. Chỉ phù hợp với những nơi có đồ sâu không có 5m, đăng quầng hay chắn sao khá tự phát, thường được các ngư dân làm từ các nguyên liệu rẻ tiền vừa để nuôi cá, vừa nuôi các loại thủy sản hỗn hợp khác nhau. Đây là hình thức nuôi trồng quảng canh quy mô nhỏ hoặc lớn hơn 1 chút so với việc nuôi trồng trong ao nhà. Các ưu và nhược điểm tương tự như nuôi trồng thủy sản trong ao. Tuy nhiên, với hình thức chắn sáo, đăng quầng, các ngư dân có thể tận dụng các diện tích chung, với môi trường tốt hơn.

Lồng bè nuôi trồng thủy sản trên phá.

Chắn sao nuôi trồng thủy sản trên phá.

4. Ống HDPE SuperPlas – lựa chọn hàng đầu cho lồng bè nuôi trồng thủy sản bền vững

Gắn liền với xu hướng nuôi trồng thủy hải sản bền vững của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, nhiều chủ dự án đã tìm tới các lồng cá HDPE cao cấp. Nhựa Super Trường Phát đã hân hạnh được phục vụ các chủ dự án nuôi trồng thủy sản quy mô lớn trên khắp cả nước, đặc biệt là khu vực Quảng Ninh, Nha Trang, Ninh Thuận. Được biết, đây là những khu vực nuôi thủy sản trên biển với quy mô lớn nhất cả nước.

Không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường ngành thủy sản với các ống HDPE SuperPlas siêu bền, siêu thân thiện môi trường, Super Trường Phát còn mang tới cho các đối tác dịch vụ tốt ngoài sự kỳ vọng. Đó là tư vấn giải pháp tối ưu, hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ vận chuyển … cùng nhiều các chương trình khác. Hợp tác cùng Super Trường Phát là sự hợp tác cùng nhau tạo chất lượng trên mỗi công trình, từ đó, thu được những thành quả tốt đẹp.

SUPER Trường Phát

Các ưu đãi lớn từ Nhựa Super Trường Phát –  Chi tiết Liên hệ: 0989658182

Xem thêm bài viết: Hướng dẫn thử nghiệm nuôi rong sụn trên biển