Lịch sử & vòng đời phát triển của ngành nhựa Việt Nam

 

1. Lịch sử hình thành của ngành nhựa Việt Nam

1.1 Giai đoạn 1960 – 1980

Đây là giai đoạn hình thành của ngành nhựa Việt Nam với việc dây chuyền sản xuất nhựa PVC đầu tiên được Trung Quốc hỗ trợ xây dựng tại nhà máy hóa chất Việt Trì vào năm 1959. Nguyên liệu nhựa PVC trong giai đoạn này được sử dụng chủ yếu để phục vụ trong ngành công nghiệp quốc phòng. Nhà máy hóa chất Việt Trì tiếp tục sản xuất PVC cho đến năm 1976 thì dây chuyền PVC phải ngừng hoạt động do công nghệ lạc hậu và hư hỏng nặng.

1.2 Giai đoạn 1980 – 1990

Trong thập thiên 90, ngành nhựa Việt Nam vẫn chưa phát triển, sản xuất chủ yếu là lắp ráp và phần lớn các sản phẩm nhựa trong giai đoạn này đều phụ thuộc vào nhập khẩu. Sản phẩm nhựa sản xuất trong giai đoạn này hầu hết chỉ là những sản phẩm với thiết kế đơn giản và ít đa dạng về hình thức, mẫu mã.

1.3 Giai đoạn 1990 – 1999

Những năm từ 1990 – 1999 là giai đoạn phát triển nhanh chóng của ngành nhựa Việt Nam với chính sách đổi mới của nhà nước. Năng lực sản xuất nguyên liệu nhựa trong nước giai đoạn này cũng được cải thiện đáng kể với sự xuất hiện của liên doanh hóa dầu lớn là TPC Vina (Liên doanh giữa CTCP Nhựa và Hóa chất Thái Lan TPC, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam Vinachem và CTCP Nhựa Việt Nam). Trong giai đoạn này nguyên liệu nhựa sản xuất của Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung vào nguyên liệu PVC.

1.4 Giai đoạn 2000 – 2007

Đây là giai đoạn ngành nhựa phát triển nhanh với tăng trưởng sản lượng bình quân khoảng 13,5%. Sản lượng nguyên liệu nhựa cũng được cải thiện đáng kể với sự xuất hiện của liên doanh thứ hai Nhựa và Hóa chất Phú Mỹ (liên doanh giữa Petronas Malaysia và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) năm 2002. Trong giai đoạn này, các sản phẩm của ngành nhựa cũng đa dạng hơn về mẫu mã cũng như chất lượng cũng được cải thiện đáng kể.

1.5 Giai đoạn 2007 – nay

Đây là giai đoạn tiếp tục phát triển nhanh sau khi Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007. Ngành nhựa phát triển mạnh, đa dạng hóa sản phẩm của mình trong cả bốn mảng sản phẩm là nhựa bao bì, nhựa dân dụng, nhựa xây dựng và nhựa kỹ thuật. Việc duy trì chính sách mở cửa khiến dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam nhiều hơn tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp chế biến, thực phẩm, đồ uống tạo động lực giúp mảng nhựa bao bì phát triển mạnh mẽ.

2. Vòng đời ngành nhựa Việt Nam

Ngành nhựa Việt Nam trải qua 5 giai đoạn hình thành và phát triển. Giai đoạn từ trước những năm 2000, sản phẩm nhựa trong nước vẫn chủ yếu phụ thuộc vào việc nhập khẩu. Giai đoạn từ năm 2000 đến nay là giai đoạn đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của ngành nhựa Việt Nam, thể hiện rõ qua sản lượng sản xuất các sản phẩm nhựa trong giai đoạn này. Cụ thể như sau:

sản lượng sản xuất sản phẩm nhựa

2.1 Giai đoạn 2001 – 2005

Đây là giai đoạn phát triển đầu tiên trong việc sản xuất các loại sản phẩm nhựa của ngành nhựa Việt Nam. Sản lượng nhựa sản xuất của ngành nhựa Việt Nam năm 2001 ước đạt 0,9 triệu tấn sản phẩm sau đó tăng lên khoảng 1,4 triệu tấn vào năm 2005, tương đương với tăng trưởng bình quân xấp xỉ 12%. Trong giai đoạn này sản phẩm nhựa sản xuất của Việt Nam chủ yếu là các sản phẩm nhựa xây dựng và nhựa bao bì với sự hiện diện một số doanh nghiệp lớn.

2.2 Giai đoạn 2005 – 2009

Trong giai đoạn này ngành nhựa phát triển một cách mạnh mẽ với tăng trưởng lên đến 23,4% một năm. Việt Nam tham gia vào tổ chức WTO năm 2007 đánh dấu thời kỳ mở cửa nền kinh tế và dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam trong giai đoạn này cũng tăng trưởng mạnh, trung bình 32% một năm giai đoạn 2005 – 2009 so với chỉ 8% giai đoạn từ 2001 – 2005. Đây là động lực mạnh mẽ cho các ngành công nghiệp thực phẩm và chế biến của Việt Nam giúp mảng nhựa bao bì phát triển mạnh mẽ. Ngoài ra, thị trường xây dựng và bất động sản năm 2007 – 2008 cũng tăng trưởng mạnh tạo động lực phát triển cho mảng nhựa xây dựng. Tốc độ tăng trưởng sản lượng của ngành nhựa Việt Nam đạt đỉnh ở mức 40% vào năm 2009.

2.3 Giai đoạn 2009 – 2014

Ngành nhựa trong giai đoạn này vẫn giữ được đà tăng trưởng tuy nhiên mức tăng trưởng có xu hướng giảm dần qua các năm. Trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành nhựa chỉ còn 9,7% giảm 13,7 điểm phần trăm so với giai đoạn trước. Nguyên nhân do (1) ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 – 2009 tác động tới Việt Nam khiến tăng trưởng các ngành công nghiệp bị suy giảm gây ảnh hưởng đến mảng nhựa bao bì (2) bong bóng bất động sản sụp đổ trong giai đoạn 2010 – 2011 khiến ngành xây dựng bị đóng băng tác động tiêu cực đến mảng nhựa xây dựng (3) giá dầu thô Brent đạt đỉnh trong giai đoạn này kéo theo giá các loại nguyên liệu nhựa tăng mạnh khiến lợi nhuận chung của ngành bị ảnh hưởng.

2.4 Giai đoạn 2014 – nay

Năm 2014, giá dầu lập đỉnh vào giữa năm sau đó sụt giảm mạnh và tạo đáy vào đầu năm 2015, kéo theo giá các loại nguyên liệu nhựa cũng giảm sâu trong cùng giai đoạn. Trong bối cảnh đó, nên kinh tế của Việt Nam bắt đầu phục hồi trong giai đoạn 2015 – 2016 khiến cho ngành nhựa nhìn chung được hưởng lợi rất lớn từ các yếu tố đầu vào lẫn đầu ra. Sản lượng sản phẩm nhựa sản xuất trong năm 2015 ước đạt 6,1 triệu tấn tăng trưởng 20% so với năm 2014. Trong giai đoạn từ 2016 – 2018, giá dầu nhìn chung trong xu hướng tăng, tuy nhiên tăng trưởng kinh tế cùng với đó là tăng trưởng nhu cầu xây dựng bất động sản vẫn được duy trì nên ngành nhựa vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khoảng 11,3% một năm trong giai đoạn này.

Ngành nhựa Việt Nam vẫn đang ở trong giai đoạn tăng trưởng tốt. Ngành nhựa thế giới hiện tại đã bước vào giai đoạn bão hòa với tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2000 – 2017 chỉ khoảng 3,7% – 3,8% một năm. Trong bối cảnh đó, tăng trưởng sản lượng của ngành nhựa Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2017 vẫn giữ ở mức 10,8% tuy đã giảm khoảng 5,4 điểm phần trăm so với giai đoạn tăng trưởng nhanh trước đó.

toc do tang truong san luong

3. Đơn vị sản xuất cung cấp ống nhựa tốt tại Việt Nam

Tập Đoàn Nhựa Super Trường Phát hiện nay là đơn vị sản xuất, cung cấp và thi công các sản phẩm về nhựa HDPE: Ống nhựa HDPE, phụ kiện HDPE, các sản phẩm nuôi trồng thủy sản từ nhựa HDPE. Chúng tôi đáp ứng tốt cho các dự án về công trình, hạ tầng, cấp thoát nước, tưới tiêu nông nghiệp, truyền tải, hút cát, điện năng, nuôi trồng thủy sản,… Các sản phẩm được sản xuất theo dây chuyền hiện đại từ châu Âu, chứng nhận ISO, QCVN, TCVN, DIN…

ống nước HDPE

3.1 Ưu điểm của ống nhựa HDPE Super Trường Phát

  • Độ bền cao, tuổi thọ lên tới 50 năm.
  • Tính hóa chất cao, không bị tác dụng bởi các dung dịch muối, axít và kiềm
  • Kháng tia cực tím, không bị tác động bởi ánh nắng mặt trời, không bị ảnh hưởng của tia cực tím
  • Bởi độ linh hoạt, có tính mềm dẻo cao, khả năng chịu biến dạng tốt, phù hợp với mọi loại địa hình, địa chất
  • Thân thiện với môi trường, an toàn cho người sử dụng
  • Chất liệu nhẹ nhàng, tiện lợi trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, sửa chữa, thay thế.
  • Các phương pháp nối ống đa dạng, tiện lợi, và chắc chắn.

Xem thêm: Super Trường Phát nhập máy đùn ống D1200 hiện đại nhất Việt Nam

3.2 Chính sách bán hàng Nhựa Super Trường Phát

Hiện nay Super Trường Phát đang có chương trình ưu đãi 2022:

  1. Tặng ngay máy hàn trị giá lên tới 100 triệu cho đơn hàng từ 2 tỷ
  2. Chiết khấu lớn 2% cho đơn hàng từ 500 triệu