STP tham dự Hội thảo KH&CN trong Phát triển Tôm hùm tỉnh Phú Yên tới năm 2030

Chiều 30/7, Thị ủy Sông Cầu phối hợp với Sở KH-CN tổ chức Hội thảo khoa học và công nghệ trong phát triển tôm hùm tỉnh Phú Yên đến năm 2030. Đây là một trong những hoạt động nằm trong chương trình Lễ hội tôm hùm TX Sông Cầu lần thứ I – năm 2022.

Tham dự hội thảo có các nhà khoa học đến từ Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III, lãnh đạo các sở KH-CN, NN-PTNT, TN-MT, UBND TX Đông Hòa, UBND huyện Tuy An cùng các doanh nghiệp trong lĩnh vực thủy sản và ngư dân nuôi tôm hùm… Trong đó Tập đoàn Nhựa Super Trường Phát là doanh nghiệp tiêu biểu, tiên phong trong ứng dụng giải pháp nuôi tôm hùm bằng vật liệu xanh, bền vững tại Việt Nam.

hội thảo tôm hùm phú yên 2022
Toàn cảnh Hội thảo KH&CN trong Phát triển Tôm hùm tỉnh Phú Yên đến năm 2030

Thực trạng nuôi tôm hùm tại Phú Yên

Phát biểu khai mạc, ông Đỗ Thái Phong, Bí thư Thị ủy Sông Cầu cho biết, TX Sông Cầu có vị trí địa lý, điều kiện thuận lợi cho phát triển nghề nuôi tôm hùm. Trong những năm qua, nghề nuôi tôm hùm đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp rất lớn vào kinh tế – xã hội, tạo việc làm ổn định và tăng thu nhập cho phần lớn người dân trên địa bàn tỉnh.

Hiện trên địa bàn thị xã có khoảng 4.850 hộ nuôi trồng thủy sản, với khoảng 58.695 lồng nuôi tôm hùm thương phẩm; sản lượng năm 2021 đạt 1.050 tấn. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm hùm hiện nay còn nhiều thách thức, việc quản lý nguồn giống, thức ăn, quản lý vùng nuôi còn nhiều bất cập, đặc biệt các hộ nuôi tôm hùm luôn phải đối mặt trước nhiều rủi ro và thách thức khi có thiên tai, dịch bệnh, môi trường nuôi bị ô nhiễm, tôm hùm tiêu thụ phụ thuộc vào xuất khẩu tiểu ngạch…

Định hướng phát triển nuôi thủy sản tại Phú Yên

Theo Sở NN&PTNT, quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Phú Yên diện tích nuôi thủy sản lồng bè được quy hoạch đến năm 2025 là 1.000ha đầm, vịnh thuộc TX Sông Cầu và 650ha biển hở thuộc huyện Tuy An đủ điều kiện để phát triển nuôi biển công nghiệp. Tổng số lồng bè nuôi theo quy hoạch là 49.000 lồng, trong đó TX Sông Cầu 32.900 lồng (16.000 lồng nuôi thương phẩm và 14.000 lồng ương tôm hùm giống, cá các loại là 2.900 lồng); rong biển 208ha; ốc hương 170ha; sò huyết 150ha.

Giải pháp nuôi tôm hùm bằng vật liệu xanh bền vững của Tập đoàn STP

Tại hội thảo, Tập đoàn Nhựa Supre Trường Phát (STP) đã có bài tham luận: Giải pháp nuôi tôm hùm bằng vật liệu xanh bền vững từ HDPE & Composite. 

tham luận hội thảo tôm hùm phú yên
Đại diện Tập đoàn STP – Bà Nguyễn Thị Hải Bình phát biểu với bài tham luận về Giải pháp nuôi tôm hùm bằng vật liệu xanh bền vững

Super Trường Phát mang tới giải pháp kỹ thuật lồng nuôi tôm hùm vô cùng đặc biệt và mới mẻ, đó là lồng tôm hùm composite kết hợp với hệ nâng nổi HDPE. Được làm từ vật liệu cao cấp là composite và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu test cơ tính của vật liệu, các lồng tôm hùm composite Super Trường Phát được các chuyên gia trong nghề đánh giá là giải pháp thiết thực cho hạ tầng nuôi tôm hùm trên biển.
Giải pháp hạ tầng nuôi tôm hùm biển của Super Trường Phát được chia làm 2 phần (1) hệ nâng nổi HDPE lego và (2) lồng tôm hùm composite, trong đó:

(1) Hệ nâng nổi HDPE: Cụm 16 ô lồng nuôi được nâng nổi bằng ống HDPE D355 với các thông số cụ thể như sau:

  • Kích thước cụm lồng 16 ô 4 x 4m hoặc tùy kích thước theo yêu cầu.
  • Vật liệu sử dụng: HDPE
  • Công nghệ lắp ghép: Hàn nhiệt ép thủy lực hoặc lắp ghép lego
  • Tấm sàn đi lại: gỗ nhựa hoặc composite.

(2) Lồng tôm hùm:

  • Kích thước: 2 x 2 x 1,7m hoặc 3 x 3 x 1,7m
  • Vật liệu sử dụng: Composite.
  • Công nghệ lắp ghép: khung V5, được liên kết bằng bulon inox.

Lợi ích cho người dân ứng dụng giải pháp hạ tầng nuôi tôm hùm:

  1. Độ bền gấp 10 lần các hệ thống nuôi tôm hùm truyền thống bằng bè tre/gỗ và lồng sắt. Hạ tầng từ HDPE và composite được xác định có tuổi thọ từ 30 đến 50 năm.
  2. Cường độ chịu lực của khung lồng composite có tính vượt trội so với lồng sắt, nhờ vào tính mềm dẻo của composite. Lồng khối nuôi tôm hùm composite có thể chịu được tới bão cấp 12.
  3. Lồng tôm hùm composite của Super Trường Phát được thiết kế tiện lợi và dễ dàng trong việc lắp ghép (thay vì hàn cố định như lồng sắt truyền thống). Việc này giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển, đơn giản hóa khâu lắp ráp, giúp cho ngư dân có thể tự mình di chuyển, lắp ráp hạ tầng nuôi nhanh chóng và đơn giản.

Kết thúc Hội thảo

Kết thúc buổi hội thảo KH&CN trong Phát triển Tôm hùm tỉnh Phú Yên tới năm 2030, Giám đốc Sở KHCN Dương Bình Phú cho biết, để nâng cao giá trị cũng như có được môi trường sản xuất bền vững sản phẩm tôm hùm để thực sự được xem là sản phẩm chủ lực của địa phương, đóng góp cho phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, còn rất nhiều vấn đề cần được xem xét giải quyết ở hầu hết các khâu từ quy hoạch, quản lý, tổ chức sản xuất, cung ứng giống, nuôi trồng, chế biến cũng như tiêu thụ sản phẩm tôm hùm, ứng dụng công nghệ, truy xuất nguồn gốc sản phẩm… Việc ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển sản phẩm tôm hùm thành sản phẩm chủ lực là rất cần thiết.

Tập Đoàn STP quyết tâm đồng hành cùng Phú Yên trong các giải pháp tài chính và đầu ra kết hợp. Bằng việc xây dựng chuỗi liên kết nông nghiệp với các đơn vị nuôi tôm hùm, Super Trường Phát cam kết đầu ra cho tôm hùm thương phẩm đảm bảo chất lượng, mang lại kinh tế ổn định cho người dân.

hội thảo tôm hùm
Kết thúc buổi Hội thảo KHCN Phát triển sản phẩm tôm hùm tỉnh Phú Yên

Dẫn theo Báo Phú Yên Online – 2022